do cau ca, day cau ca, luoi cau ca, phao cau ca, ban buon ban le do cau ca, tong dai ly day do cau ca, can cau ca, can cau ca gia re, can cau shimano, may cau shimano, daiwa, can cau cu, can cau luc

do cau ca, day cau ca, luoi cau ca, phao cau ca, đồ câu cá, cần câu cá, lưỡi câu cá, bộ cần câu cá, kinh nghiệm câu cá, bộ cần câu giá rẻ, bộ cần câu lục, ban buon ban le do cau ca, tong dai ly day do cau ca, can cau ca, can cau ca gia re, can cau shimano, may cau shimano, daiwa, can cau cu, can cau luc

GIỎ HÀNG
do cau gia re, can cau ca, do cau ca, day cau ca, luoi cau ca, can cau shimano Số sản phẩm: 1
do cau gia re, can cau ca, do cau ca, day cau ca, luoi cau ca, can cau shimano Tổng: 450,000 VNĐ
Xem giỏ hàng
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
ĐỒ CÂU QUANG HUY
264 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội

0962 900 355
Zalo
0973143915
do cau gia re, can cau ca, do cau ca, day cau ca, luoi cau ca, can cau shimano
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
Khách đang online :1518
Lượt truy cập :5344958

Câu lục chép sao cho hiệu quả?

Câu lục chép sao cho hiệu quả?

Câu lục chép sao cho hiệu quả?

Câu lục chép như thế nào cho hiệu quả ?
Trong bài viết này tôi xin không bàn luận đến các bài thính, các công thức và tỷ lệ liên quan tới thính mồi. Điều đó là không thể vì nó là bí quyết của mỗi người, muốn có nó, người sở hữu mất rất nhiều sự thử nghiệm, quan sát, phân tích và tự rút ra kinh nghiệm. Hơn thế thính mồi mang tính phù hợp, phù hợp riêng từng môi trường nơi câu, mùa trong năm, hệ sinh thái địa phương cùng tập quán do con người tạo cho chúng. 
Trong bài viết này, giống như giải một bài toán, chúng ta giả sử rằng thính mồi đã phù hợp, các yếu tố nào làm cho việc câu lục chép hiệu quả hơn hay kém hơn.
Trước tiên xin bàn đến đồ câu trong câu lục chép : lục chép cần đồ nhỏ nhẹ và nhuyễn. 
Lục nên dùng loại lục tàng hình, thép cỡ 4 hoặc 5 rem, dáng lưỡi nên chọn dáng mèo ngồi nhưng bạn phải quen với nó. Nếu đánh đầu cần, nên dùng tay lục mềm, tương đối dài cỡ 2cm mỗi tay là phù hợp. Nếu bạn đánh xa, nên dùng tay lục mềm và rất dài tới 3 cm hoặc hơn. Chì lục tàng hình xa và đầu cần khác nhau rất nhiều. Chì lục tàng hình đầu cần rất nhẹ và mỏng, bạn có thể dùng viên chì lục 5 đập mỏng và mài bớt đi cho nhẹ theo dáng hình nón. Viên chì hình nón sẽ giúp chiếc lục của bạn ít bị lật lưỡi khi bạn ra lưỡi. Chì lục tàng hình xa bờ là dạng chì 2 thớt : thớt dưới nặng giúp ném lưỡi ra xa, thớt trên rất nhẹ gắn chặt vào lưỡi và có dây linh xuyên tâm. Tôi đề cập lưỡi trước vì tất cả các dụng cụ khác đều phải đi kèm theo sao cho phù hợp với lưỡi lục.
Dây linh : với lục tàng hình đầu cần nên dùng linh trung bình 0,12mm. To nhất có thể chấp nhận được cỡ 0,16mm, có cần thủ dùng linh 0,08mm mà vẫn bắt chép trôi khủng bình thường. Với lục tàng hình xa bờ nên dùng linh cỡ 0,16 hoặc 0,18 là cùng. Linh to hơn do cần ném mạnh và dù sao ở xa bờ con chép cũng bớt cảnh giác hơn.
Khoá linh : xin nói rằng hiện nay gần như không có loại khoá linh nào phù hợp để chui lọt qua khoen của cần ISO. Có 2 cách : sử dụng khoá gắn phao cắt ra làm khoá linh hoặc mỗi lần câu, một lần cắt dây trục, xỏ hạt chặn buộc khoá linh.
Dây trục : dây trục nên dùng dây nilon, cỡ 0,2-0,25mm. Dây trục cần tốt, ít xoăn, đàn hồi và suôn.
Phao : phao luôn phải đi kèm với lục. Lục tàng hình đầu cần bạn nên dùng phao nhỏ, nhạy, chỉ chìm khi bạn lắp thêm lưỡi ốc vào linh. bạn có thể tự chế phao hoặc mua phao Hàn Quốc dùng cho cần tay. Với lục tàng hình xa bờ, nên dùng phao nổi mạnh, sao cho phao có thể nhấc được thớt chì dưới và phao chỉ chìm khi có thêm lưỡi + thớt chì trên + lưỡi ốc.
Cần câu : dài dẻo, đàn hồi tốt, cần ISO số 2, 3,4 là phù hợp ; việc chọn số máy còn tuỳ theo cách đánh xa gần của cần thủ. Nếu bạn đánh chép đầu cần, bạn nên dùng cần ISO 2 hoặc 3, còn nếu bạn đánh chép xa bờ lục tàng hình 2 đế bạn nên dùng cần số 4. Một tieu chuẩn khác là cần càng nhẹ càng tốt, cần càng nhẹ bạn càng đỡ mỏi và bạn có thể « nhấc » khi chép tỳ.
Một cụm từ lục tàng hình gần đây xuất hiện khi mà các đồ rất nhỏ mảnh, chì rất mỏng làm tay lưỡi chìm dưới bùn hảu chỉ nhô lên chút xíu lưỡi.

2. Thính bã và cách bả mồi :
- Con chép là loài cá ăn tạp và ăn đáy vì thế chúng ăn cả động vật và thực vật. Có người cho rằng thân nhiệt của concá chép là 17 độ C, điều này tôi chưa thấy tu liệu khoa học nào đề cập và chứng minh, nhưng với loài động vật máu lạnh, có sự liên quan giữa nhiệt độ môi trường và sức ăn cùng loại thực phẩm chúng thích ăn. Với nước ấm, chép thích thính ngọt hơn ; với nước lạnh chúng thích thính nhiều đạm hơn.
- Trong các giác quan vốn rất phát triển của chép khứu giác phát triển nhất. Chúng cảm nhận mùi thính bằng cách lưu thông nước qua 2 lỗ mũi của chúng. Sự phát triển mạnh của khứu giác (đặc trưng của các loài ăn đáy) làm cho cá chép dễ dàng phát hiện những khác lạ, những mùi hoá chất nhân tạo vì thế cần thủ phải sử dụng nguồn thực phẩm nguồn gốc tự nhiên nhiều hơn.
- Do các giác quan rất phát triển làm cho con cá chép dễ dàng phát hiện các yếu tố nguy hiểm và chúng trở nên « nhát » hơn trong cách nói của các cần thủ. Vì thế đồ câu nhỏ, mảnh tinh tế có tác dụng là vậy. Cũng chính vì yếu tố này mà thao tác rà ổ và thả thính rất quan trọng. Do lượng thính thả không nhiều thậm chí rất ít, nếu bạn rà vào vị trí hõm sâu đồng nghĩa bùn đọng nhiều, thính sẽ chìm sâu trong bùn hạn chế thậm chí mất hết tác dụng. Một yêu cầu tối quan trọng trong việc thả thính đó là thính phải tụ, thính thả xuống sẽ dàn đều trên đáy hồ. Vì thế thính phải rời, để thính rời không loang ra rộng theo sự lưu chuyển của nước của cá, bắt buộc lượng thính phải ít và nhão và nặng. Nhão là sự liên kết lỏng lẻo nhưng vẫn tồn tại sự liên kết giúp thính không loang rộng nhưng vẫn dàn đều trên mặt phẳng đáy. Cùng với thính nhão, bắt buộc bạn phải thả thính bằng ben. Như vậy các yêu cầu của một ổ thính chép : tụ, dàn đều.
- Lượng thính ít nhưng để thu hút mạnh con cá chép thì yêu cầu thính phải « ngon, quyến rũ » với con cá chép tiếp cận là điều không thể cưỡng lại.

3. Cách câu lục chép :
- Khi nào bạn nên ngồi ôm cần và sẵn sàng « giật » ? Nếu sau khi thả thính, bạn ngồi ôm cần ngay, dù thính bạn có ngon, bạn chỉ có thể câu được chép nhỏ hoặc 1 con chép to. Trong thủ thuật câu lục chép có 2 yếu tố tiên quyết : Chỉ săn khi con mồi thực sự say mồi, hạn chế tối đa sự sợ hãi khiến những con còn lại bỏ chạy.
- Khi cá chép say mồi : ban đầu khi phát hiện ra thức ăn ưa thích, cá chép tiếp cận theo cách lượn lờ vòng quanh với những vòng cung thu hẹp dần. Nhiều cần thủ có quan điểm mắc lưỡi ốc vào linh và đưa lưỡi ra phía ngoài ổ để săn chép. Nhưng giờ đây đó là sai lầm, họ sai lầm xuất phát từ sai lầm khi làm thính và trong cách thả thính. ổ thính của họ bị vương vãi thính ra khỏi ổ mà chính những con ốc hay bị lăn ra khỏi ổ nhất, điều đó có nghĩa thính của họ quá rời hoặc cách thả thính của họ không kỹ. Khi tồn tại một ổ thính trung tâm và những « hạt » xung quanh, con cá chép sẽ lượn lờ nhặt nhạnh những « hạt » đó. Nếu bạn theo quan điểm gậy ông đập lưng ông ném lưỡi ra xa, bạn sẽ dính cá nhưng khi đó con cá chép chưa say mồi, chúng chỉ thực sự say mồi khi vào tận ổ ăn thính. Chính hành động của bạn sẽ đuổi những con còn lại ra khỏi khu vực câu.
- Hạn chế tối đa các yếu tố gây sợ với những con cá chép còn lại ? Chúng ta thấy rằng, chép bé đi ăn theo đàn nhiều cá thể, nhưng khi lớn lên chúng sẽ đi theo đàn với quần thể ít hơn. Chúng chỉ thực sự đi theo cặp khi chúng vào thời kỳ sinh sản nhưng điều đó không có nghĩa, khi có cặp cấnỳ vào ổ, cặp kia sẽ bỏ đi. Vậy cách câu như thế nào trong quá trình câu khiến con chép chưa câu được không sợ và bỏ đi ? Đó chính là tham vọng của một cần thủ câu chép thực thụ, hiểu chép để săn chép và chuyên chép.
- Có những cách thức câu lục nào với lục tàng hình chép ? Có 2 cách câu : lục chép tàng hình đầu cần và lục chép tàng hình « xa bờ ». Xa bờ có 2 nghĩa là đánh xa hơn là ý nghĩa xa bờ theo nghĩa đen, điều đó có nghĩa cũng có trường hợp xa bờ thực sự và cũng có trường hợp chỉ cách bờ 1m, đó chính là cách đánh lục chéo cần như tôi đã đề cập trong chuyên mục câu lục. 
 
- Để không làm sợ những con chép chưa bắt được, thứ nhất bạn phải đảm bảo rằng đã « giật » là phải hiệu quả. Với chiếc lục bằng thép 4 hoặc 5 rem, bạn đừng mong rằng ngay từ đầu chiếc lục găm sâu vào con cá, thậm chí xuyên vảy. Vì thế, bạn phải đánh được lục vào mặt chép. Để 100% lục găm vào mặt chép một cách chủ động, bạn phải gắn loại thức ăn ngon nhất vào linh để con chép khi vào ổ sẽ ăn mẩu mồi đó, mẩu mồi nằm nhô cao hơn lưỡi lục sẽ dễ nhận biết hơn và thuận hơn cho động tác ăn của con chép, chúng không phải rúc sâu xuống để hút. Nhưng vì gắn vào linh giữa chiếc lục nên lục cần tàng hình là vậy. Đó là những yếu tố tiên quyết để sao cho lục găm mặt.
- « Giật » như thế nào trong đánh lục chép tàng hình ? Bạn không thể giật vảy đầu cần như cách giật lục đầu cần cổ điển. Bạn chỉ có thể nhấc nhẹ hay giở nhẹ đầu cần. Hơi khó hiểu nhưng đó là thủ thuật quan trọng nhất. Bạn cần hiểu sự khác nhau trong quá trình găm lục vào mặt cá của cách câu lục tàng hình và các cách câu lục khác. Với các loại khác bạn cần giật để lục găm sâu vào da thịt cá nhưng với lục tàng hình thì điều đó là 1 quá trình. Bạn nhấc nhẹ cần, chiếc lục sẽ găm nhẹ 1 hay 2 chiếc lưỡi vào mặt cá, con cá gần như không thấy đau mà chỉ thấy vướng là chính. Cái đau nhẹ nhàng khiến con cá chép không hoảng sợ để tiết chất bào nguy cho đồng loại. Cái đau nhẹ nhàng cùng cảm giác vướng víu khiến con chép lắc đầu nhằm gỡ bỏ lưỡi, cấu tạo chì lục nhẹ, tay mềm và thế lưỡi mèo ngồi khiến cho chiếc lục không bong vì chì nhẹ, càng lắc, càng nhiều lưỡi bám vào mặt. Khi này con chép mới bỏ chạy, nhưng khi đó lục sẽ không thể bong và càng ngày càng cắm sâu vào da thịt cá. Chính vì điều đó mà yêu cầu cần rất dịu, với cần ISO số 2 hoặc số 3 dài 5m4 là hợp lý nhất. Tính chất dịu của đầu cần làm cho khi nhấc đầu cần, lực không sốc. Khi bạn câu máy phải thả lỏng hoàn toàn gần như thả tự do. bạn hãy để con chép chạy tự do với một lực hãm cực nhẹ. bản tính chạy không xa của chép không làm bạn phải lo lắng nhiều. Chúng chạy luẩn quẩn chúi mặt xuống, mỗi lần chúi mặt, lưỡi găm sâu thêm. Chiếc cần ISO mềm dẻo cong xuống và bật gì nhẹ lên làm cho con cá nhanh mệt hơn, và cũng chính sự mềm dẻo sẽ làm sợi dây linh không phải hứng chịu lực một mình, vì thế với dây linh rất bé tới 0,08mm, chúng ta vẫn bắt được chép to.
- Việc không cắm sâu ngay và không gây quá sợ cho con chép nạn nhân làm cho con chép đó chạy ra xa ổ. Việc chạy ra xa ổ không gây nhiều sự sợ hãi cho các con chép gần đó, sự sợ hãi mơ hồ không chiến thắng được sự say mồi khiến những con chép đó không bỏ chạy.
- Việc bạn nhấc cần lên mà không dính vào cá do chậm, do con cá quay đầu… cũng không khiến con chép đó bỏ chạy chứ đừng nói đến những con xung quanh. Điều mà các cách câu lục khác không thể làm được, mỗi khi giật tạo ra một luồng nước bị xé khiến con chép chết hụt và những con khác bỏ chạy bằng sạch. Chúng sẽ quay lại, điều đó là chắc chắn, nhưng rất và rất lâu sau. 
- Sự nhẹ nhàng thanh mảnh của lục của linh cùng động tác thả lưỡi lại ổ cũng nhẹ nhàng như một chiếc lá rơi lảng bảng chìm xuống đáy hồ cũng hoàn toàn không gây sự sợ hãi cho những con chép đang có mặt. Điều mà lục đầu cần thông thường và lục xa bờ không thể làm đuợc.
- Còn một yếu tố nữa, bạn hãy làm thính chép sao cho chỉ có chép vào ăn trong khi trong hồ còn nhiều loài khác. Điều đó là không thể tuyệt đối, nhưng là điều chúng ta cần tiến tới. Bởi vì sao, vì các con cá khác có những đặc tín khác nhau, cách bỏ chạy khác nhau, cách tàn phá khác nhau khiến cho bạn có thể bị mất lưỡi lục do đứt linh, mất ổ do con cá bỏ chạy phá mất. Nhưng một điều an ủi rằng khi đã có chép to vào, thì hầu như các loài khác bỏ đi trừ Trắm đen.
- Như vậy để đánh lục chép tàng hình, tất cả các yếu tố tù dụng cụ, thính mồi linh, cách làm ổ, cách giật, cách dìu cá rẫ ổ hết sức đồng bộ một cách tinh tế và phù hợp. Tất cả chỉ nhằm bắt một con chép mà không ảnh hưởng tới con xung quanh. Điều đó khiến bạn có thể săn cả đàn chép.
- Cũng phải nói rằng yếu điểm hay hạn chế tàn tệ của cách câu này đó là các vật cản dưới nước. Do đồ câu nhỏ nên chúng ta dễ dàng thất bại do rất khó để điều khiển con cá khi chúng chạy vào bụi cây dù rằng lục đóng vào mặt và thủ thuật buông lỏng dây cho cá chạy ra chỗ thoáng và đổi chiều chạy.
Rất mong các bạn thành công trong việc săn chép. Hơn thế tôi mong rằng nhiều cần thủ sẽ đổi cách nhìn về lục và thấy rằng, lục còn tinh tế hơn rất nhiều loại hình câu khác.
 
Trần Việt Long
Tin liên quan

X