Độ cứng của cần câu tay
Độ cứng của cần câu tay
Độ cứng của cần câu tay
Hiện nay có rất nhiều cách hiểu độ cứng cần câu khác nhau: cần câu Surf( cần ném xa), cần lure, cần ISO, cần câu tay.... Các dạng cần câu có gắn máy thì đã có khá nhiều bài viết về thông số rõ ràng. Quý khách có thể tham khảo tại đây:
Ngày hôm nay shop sẽ cùng quý vị chia sẻ về chủ đề đang rất nóng đó là : Độ cứng cần câu tay -----> vậy mình bắt đầu ngay nhé.
Các bạn chắc chắn thấy rằng sẽ có những câu nói đâu đó như: Ngọn to độ cứng càng cao? ngọn nhỏ thế này thì mềm chỉ 2h thôi? Bla bla..... Vậy thì chúng ta cần hiểu như nào cho đúng, chúng ta cần đi theo các nhà sản xuất hàng đầu về cần câu như: Guangwei, Handing, Kaiwo, Shuangbao, MC, Mermaid.. để có cách nhìn đúng về độ cứng. Do đó các hãng cần câu tay luôn đưa ra độ cứng theo cách chia sẻ cộng lực hay phân bổ lực mà các cần câu hay có như: 1-9, 2-8, 3-7, 4-6, 5-5.... cộng với đọt ngọn trên cùng được sản xuất theo kích thước bao nhiêu để có được thông số về độ cứng cuối cùng của cần câu đó. Và khẳng định thêm 1 lần nữa là các hãng khác nhau nên sẽ độ cứng cách tính gần như sát nhau, chỉ chênh nhau 1 chút nào đó, nhưng cơ bản phải được hiểu rõ và đúng đắn nhất. Nên các bạn có thể thấy tại sao cây Siêu Cường của Handing ngọn nhỏ 1,2 mm mà lại cứng 6H. Và đến đây shop mời quý vị cùng xem độ cứng của cần câu theo phân bổ lực như sau:
Phân bố lực 2:8 + dường kính ngọn 1.0 <=> độ cứng 3.5H
Phân bố lực 2:8 + dường kính ngọn 1.1 -1.15 <=> độ cứng 4H
Phân bố lực 2:8-1:9 + dường kính ngọn 1.2-1.25 <=> độ cứng 5H
Phân bố lực 1:9 + dường kính ngọn 1.3-1.35 <=> độ cứng 5.5H~6H
Phân bố lực 1:9 + dường kính ngọn 1.4 trở lên <=> độ cứng sẽ từ 6H trở lên
Do đó cần câu phân bổ lực từ 3-7, 4-6 và 5-5 là những cần có độ cứng yếu nên các bạn hãy gạt bỏ ngay suy nghĩ cần càng to càng cứng nhé.