do cau ca, day cau ca, luoi cau ca, phao cau ca, ban buon ban le do cau ca, tong dai ly day do cau ca, can cau ca, can cau ca gia re, can cau shimano, may cau shimano, daiwa, can cau cu, can cau luc

do cau ca, day cau ca, luoi cau ca, phao cau ca, đồ câu cá, cần câu cá, lưỡi câu cá, bộ cần câu cá, kinh nghiệm câu cá, bộ cần câu giá rẻ, bộ cần câu lục, ban buon ban le do cau ca, tong dai ly day do cau ca, can cau ca, can cau ca gia re, can cau shimano, may cau shimano, daiwa, can cau cu, can cau luc

GIỎ HÀNG
do cau gia re, can cau ca, do cau ca, day cau ca, luoi cau ca, can cau shimano Số sản phẩm: 0
do cau gia re, can cau ca, do cau ca, day cau ca, luoi cau ca, can cau shimano Tổng: VNĐ
Xem giỏ hàng
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
ĐỒ CÂU QUANG HUY
264 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội

0962 900 355
Zalo

do cau gia re, can cau ca, do cau ca, day cau ca, luoi cau ca, can cau shimano
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
Khách đang online :306
Lượt truy cập :9752252

Kinh nghiệm câu cá ao hồ nước ngọt

Kinh nghiệm câu cá ao hồ nước ngọt

Kinh nghiệm câu cá ao hồ nước ngọt

Đối với câu cá nước ngọt, địa hình không phải là yếu tố quan trọng hàng đầu trong câu cá, đơn giản vì cá nước ngọt không nhiều loài ăn thịt, cá lớn nuốt cá bé. Vậy nên, nhu cầu an toàn không phải là nhu cầu sống còn của cá nước ngọt, có lẽ chỉ còn nhu cầu một chỗ ở không trống trải thì đúng hơn.
 
Cá nước ngọt chủ yếu ăn các sinh vật phù du, mùn hữu cơ, thực vật… là chính. Nguồn thức ăn của cá nước ngọt khá dồi dào, mỗi khi trời mưa, thức ăn trên cạn theo nước chảy xuống hoặc những sinh vật sinh sống trong sông hồ như các loại ấu trùng, tảo, rong, cây cỏ… Một số loại cá săn mồi nước ngọt thì vẫn cần một nơi ẩn nấp rình mò, chúng có thể nấp ở dưới các vật thể che trên như bèo, súng, rau muống, cỏ… vật chìm trong nước như gạch đá, cành cây, rong, hố… để rình mồi.
 
Dưới đáy hồ, những chỗ lồi lõm, ghồ ghề, mương rãnh, hố, cọc thường là nơi ưa thích của cá. Chúng di chuyển kiếm mồi vẫn thích đi dọc theo những địa hình địa vật che chắn như vậy. Khi dò ổ câu, lý tưởng nhất là dò được một cái hố, một cái rãnh, một cái vách nào đó, đảm bảo câu sẽ rất ít khi móm.
 
Đối với một cái cọc cũ ở hồ cũng vậy, cá rất thích vào “dựa” cọc để gãi hay làm cái gì đó, nhiều khi cọc cầu chúng ta ngồi câu, đêm yên tĩnh cá vào húc cọc lịch kịch bên dưới. Một ổ thính nhỏ dưới cọc lều, cọc cầu cũng là một ý tưởng không tồi, nhất là khi yên tĩnh, rất nhiều người đã câu được nhiều cá bằng cách vậy.
 
Những vạt bèo, rau muống, cỏ… trên mặt nước cũng là nơi trú ẩn cho cá, nhất là về mùa đông. Tôi nhớ người ta chống rét cho cá bằng cách bó những bó lá chuối khô, cành tre, rơm rạ cho cá chui vào đó tránh rét, nơi mà hồi nhỏ tôi câu trộm cá ở những chỗ đó rất nhiều. Vậy nên, các bác cứ thử dành một cục thính nho nhỏ cho những nơi như vậy xem sao ?
 
Những đập nước lớn cũng nên câu ở địa hình như vậy và thường có các hõm chữ C, nên câu gần những điểm đầu mút của chữ C đó.
Tin liên quan

X