Kinh nghiệm câu cá trôi
Kinh nghiệm câu cá trôi
Kinh nghiệm câu cá trôi
Cá trôi là 1 loài ăn khá nhút nhát, đặc biệt là những con trôi to. Chúng thường đi ăn rất nhẹ nhàng và luôn dò xét 1 cách vô cùng cẩn thận rồi mới vào ăn. Cá trôi thường chia ra làm 2 loại chính đó là Trôi Ấn Độ ( Trôi Đen )và Trôi Digan ( Trôi Trắng ). Trôi đen thì dễ câu hơn con trôi trắng. Trôi trắng hay còn gọi là dòng trôi digan. Loài này rất ít khi đi ăn, nên muốn câu loài này thì thường phải chọn thời tiết thì mới câu được loài trôi này.
Nhu cầu thức ăn của con cá trôi cũng tùy theo thời kỳ phát triển của nó. Có 1 đặc điểm là con trôi càng lớn thì ruột của nó càng nhỏ lại và mật của nó cũng kém. Chính vì vậy ta phải chọn loại mồi có độ lên men cao, các loại lên men gần như phân hủy để câu nó. Tại sao lại như vậy là vì mật của con trôi to rất kém nên nó cần ăn thức ăn lên men cao để dễ dàng tiêu hóa thức ăn.
Cá trôi có hai loại chính xuất hiện ở Việt nam:
Cá Trôi Ấn Độ (trôi đen ) &Cá Trôi Digan ( Trôi trắng ).
Cá trôi là 1 loài cá rất tinh khôn và vô cùng nhút nhát, đi ăn luôn đi rất nhẹ nhàng và luôn dò xét xung quanh cẩn thận rồi mới vào nơi có thức ăn. Chỉ cần có động 1 phát là nó bỏ đi ngay lập tức và không quay trở lại. Nhưng không phải vì thế mà ta không có cách câu chúng. Ta phải dựa vào đặc điểm đi ăn của chúng để câu. Con trôi khi đi ăn chúng thường hay chọn những nơi hiểm hóc như chân cầu, cọc...để dựa vào ăn và dễ dàng lẩn trốn khi có nguy hiểm. Chính vì vậy khi câu cá trôi ta nên chọn những khu vực có cọc , chân cầu gần bờ để câu chúng là hiệu quả nhất. VD như các chân cọc hay chân cầu ...
Câu cá trôi thì có thể chọn các chân cọc hoặc chân cầu tre ngoài hồ để câu vì nơi đó là nơi dễ dàng bắt được trôi to. Cần thủ nên thả 1 cục thính chỉ bằng trái cam nhỏ xuống sát ngay chân cầu hoặc chân cọc. Khi nào thấy tăm trôi thì mới đặt lưỡi xuống câu.
Có 1 đặc điểm này mọi người nên để ý : sau khi thả thính và chờ đợi, khi nhìn thấy có tăm trôi lác đác ngay tại chỗ thả thính thì đừng vội câu. Lúc đó là con cá đang vòng quanh dò xét từ từ, hãy đợi cho đến khi nào nhìn thấy tăm lên nhiều và liên tục thì lúc đó là lúc con trôi đang ăn tại ổ và nó đang ăn rất hăng say, đó mới là thời điểm thuận lợi để bắt chúng. Cần thủ nên chờ đợi cho đến khi tăm lên nhiều và lên liên tục là lúc con trôi say mồi thì tôi mới nhẹ nhàng đặt lưỡi xuống và xa ổ 1 chút, sau đó mới thật nhẹ nhàng rê lưỡi vào sát chỗ tăm cá. Chỉ vài phút là con cá sẽ tì vào dây ngay lập tức ( cách này dùng cho câu lục ). Những con trôi bắt ở các chân cọc thường là những con trôi to và thậm chỉ rất to. Con bé cũng 3-4kg, con to cũng 7-8kg. Mọi người nên chọn thời điểm con cá đang hăng say ăn mồi thì đó là thời điểm bắt chúng dễ nhất. Để nhận biết thì phải nhìn tăm con cá. Loài cá trôi có 1 đặc điểm rất dễ dàng phát hiện đó là khi chúng lang thang vào quanh khu vực thả mồi thì tăm của chúng lên rất lác đác. Nhưng khi chúng ăn mồi hăng say thì chúng phun tăm lên nhiều và liên tục chứ không lác đác như lúc đầu. Như vậy chúng ta có thể dễ dàng nhận biết thời điểm để câu chúng sao cho thích hợp nhất.
Mồi câu trôi có thể sử dụng các thành phần như sau : ngô hạt xay vỡ, đậu phộng xay vỡ và đỗ tương ( đậu nành ) xay vỡ, gạo. Mỗi nguyên liệu thường ủ cho lên men rất lâu. Các nguyên liệu sau khi lên men mạnh đều có mùi như mùi lên men rượu và mùi chua rất mạnh. Với cá trôi thông thường mới thả tại các hồ thì chúng thường thích ăn các loại mồi có vị thơm và chua dịu. Còn với những con trôi to sống lâu năm thì chúng thường chọn các loại thức ăn lên men cao.