Câu cá chép vùng nước chảy
Câu cá chép vùng nước chảy
Câu cá chép vùng nước chảy
Câu cá chép vùng nước chảy
Trên những sông suối và kênh dẫn của hồ chứa nước, dòng lũ về luôn mang đến những điều kiện câu rất khác biệt. Và bạn phải thích ứng với chúng bằng cách thay đổi một số phần trong chiến thuật câu thông thường. Nhọc lòng không bõ công. Khi điều kiện thời tiết thuận lợi, lũ chép sẽ tiếp tục ăn mồi như không có gì xảy ra… hay gần như vậy !
Xác định nơi có cá
Đừng câu chép ở giữa dòng nước … Nói thế chắc chắn bạn sẽ đặt ngay câu hỏi ! Bạn nên đợi chúng ở những điểm « có thể xả mồi », có nghĩa là rất gần bờ. Nếu những điểm này có cá, trước tiên hãy hết sức kín đáo ! Lũ cá tuy không nhìn thấy nhưng có thể nhận biết sự hiện diện của bạn qua âm thanh và rung động do các cử động phát ra : hãy hạn chế di chuyển không cần thiết, hay vô ý nện gót xuống đất … Lũ cá luôn ở rất gần bạn, hãy tránh làm chúng chạy trốn nhé !
Chú ý thứ nhất liên quan đến mồi xả : cần phải rải mồi từng đợt để tránh rủi ro mồi bị bùn và các vật thể lơ lửng khác che lấp. Vì thế bạn cần thực hiện thao tác thả mồi nhắc khá thường xuyên với nguyên tắc : ít nhưng liên tục !
Tiếp đến, nếu bạn dùng mồi boilie tròn (hình dạng phổ biến nhất), hãy dè chừng ! Dưới tác động của dòng nước, các viên mồi dễ bị lăn đi … và như thế mồi sẽ trôi ra phía hạ nguồn vị trí câu, điều mà tôi nghĩ rằng bạn không hề mong muốn. May mắn thay, cách chữa trị vô cùng đơn giản : khi vê mồi, thay vì làm cho chúng thật tròn thì bạn hãy nhẹ nhàng làm bẹp chúng hoặc đơn giản hơn nữa là ngắt thành từng viên hình dạng bất kỳ như thế nào và không xoe cho chúng tròn vào nữa. Hình vóc « nguyên thủy » của viên boli đủ để làm cho chúng cố định hoàn toàn dưới đáy nước …
Cuối cùng, hãy luôn để ý đến thẻo câu. Mồi câu có thể bị mất sau những lần quăng câu, vì vậy bạn cần liên tục kiểm soát thẻo.
Tóm lại, khi biết có cá chép ở gần bên (dưới dòng sông), và đã tìm được các vùng bả mồi dựa trên hiểu biết của bạn về vị trí câu, bạn sẽ không gặp quá nhiều vấn đề đâu. Cũng có thể lũ chép đa nghi, thường hay đi ăn vào buổi chiều tà, thậm chí ban đêm, chúng sẽ năng động hơn thường lệ vào lúc ban ngày, và hiểu được điều này cũng không phải là không lợi ích.
Khi đường câu bị đẩy đi
Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao chì câu lại trôi đi dưới đáy khi dòng nước chảy siết ?
Trong phần lớn trường hợp như vậy, nguyên nhân chủ yếu không phải do trọng lượng chì không đủ mà là dòng nước đã tác động một lực đẩy rất lớn lên đường câu. Thế nhưng tầng nước dưới đáy, lực đẩy của dòng nước sẽ ít mạnh hơn. Vì vậy giải pháp tránh hiện tượng trên hết sức đơn giản: chỉ cần đánh chìm toàn bộ đường câu sao cho dây câu cũng nằm gọn dưới đáy nước.
Để làm được điều đó, bạn cần chuẩn bị một chì câu nặng từ 20 đến 30 gam, một đầu có gắn móc. Quăng câu như bình thường đến điểm câu, rồi nhanh chóng móc chì trực tiếp đường câu, ngay phía sát cần. Sau đó bạn chỉ việc thả cho dây chìm xuống tận đáy, rồi căng lại đoạn dây chùn, và thao tác đã hoàn thành.
Cước câu bị kéo xuống đáy cho đến sát bờ, nơi bạn đang đứng. Và nhờ vào viên chì câu “thần diệu” này, nguyên đường câu sẽ nằm yên toàn bộ dưới đáy nước cho đến tận thẻo câu. Lực đẩy của nước khá yếu ở tầng nước này, vì thế bạn sẽ chắc chắn đường câu không bị trôi lệch ra khỏi vùng bả mồi.
Khi thu hồi đường câu, viên chì phụ thêm nói chung sẽ không gây thêm bất kỳ khó khăn nào. Ngược lại, khi quăng câu, bạn hãy nhớ gỡ viên chì này ra và cài lại sau đó, nếu không nó sẽ bị trượt đến tận sát thẻo câu.